KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG TRONG CẤY GHÉP RĂNG IMPLANT?
Phương pháp cấy ghép răng Implant đã trở thành một phương pháp giúp phục hình các tình trạng mất răng hiệu quả trong lĩnh vực Nha Khoa hiện nay. Tuy nhiên, một phần quan trọng của quá trình cấy ghép Implant – cấy ghép xương hàm – không phải lúc nào cũng cần được thực hiện. Việc xác định khi nào cần phải thực hiện cấy ghép xương hàm đòi hỏi sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng từ các Bác sĩ Nha khoa có nhiều kinh nghiệm. Vậy, cấy ghép xương hàm là gì? Cấy ghép xương hàm có vai trò như thế nào? Khi nào chúng ta cần cấy ghép xương hàm trong cấy ghép Implant? Tất cả sẽ được các chuyên gia đến từ Nha khoa Việt Đức chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay. Mọi người hãy cùng theo dõi nhé!
Khi nào cần phẫu thuật cấy ghép xương trong cấy ghép răng Implant
Cấy ghép xương hàm là gì?
Cấy ghép xương hàm là gì?
Cấy ghép xương hàm trong cấy ghép răng Implant là một kỹ thuật bổ sung xương vào bên trong hàm nhằm tái tạo phần xương đã bị tiêu biến. Sau một khoảng thời gian, khi xương đã tích hợp vào cơ thể sẽ trở nên dày và cứng chắc hơn. Giúp cải thiện các chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm. Cấy ghép xương hàm là tiền đề để trụ Implant có thể được giữ vững bền, chắc trên hàm. Là một phần quan trọng trong sự thành công của quá trình cấy ghép răng Implant.
Vì sao cần cấy ghép xương hàm khi cấy ghép răng Implant?
Xương hàm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chặt các trụ răng Implant. Tuy nhiên, với các trường hợp mất răng lâu năm do các chấn thương, do mắc các bệnh lý về răng miệng hoặc do sử dụng phương pháp phục hình bằng cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp sẽ khiến xương hàm dần bị tiêu biến theo thời gian.
Vì sao cần cấy ghép xương hàm khi cấy ghép răng Implant?
Trong những trường hợp đó, việc cấy ghép xương hàm trở thành bước quan trọng trước khi cấy ghép răng Implant. Có tác dụng bổ sung xương hàm, đảm bảo mật độ xương hàm đạt chuẩn, cứng chắc giúp cho trụ răng Implant được giữ vững trên xương hàm và quá trình cấy ghép răng Implant thành công.
Khi nào cần phẫu thuật cấy ghép xương hàm trong cấy ghép răng Implant?
Cấy ghép xương hàm không phải là chỉ định bắt buộc cho tất cả các trường hợp trước khi cấy ghép răng Implant. Quá trình này chỉ thực hiện đối với các trường hợp xương hàm không đủ điều kiện về số lượng và chất lượng để cấy ghép răng Implant. Một số trường hợp cần cấy ghép xương hàm trước khi thực hiện quá trình cấy ghép răng Implant như:
Trường hợp sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ trong thời gian dài khiến xương hàm ngày càng tiêu biến
Trường hợp mắc các bệnh lý về răng miệng nhưng không được điều trị kịp thời. Gây ảnh hưởng tới xương ổ răng
Trường hợp xương hàm quá mỏng hoặc yếu do bẩm sinh, nướu răng mỏng và hẹp hơn so với bình thường
Các trường hợp xương hàm bị chấn thương do chịu lực tác động của ngoại lực, di chứng phẫu thuật khiến suy giảm mật độ xương,..
Các kỹ thuật cấy ghép xương hàm phổ biến hiện nay
Các kỹ thuật cấy ghép xương hàm phổ biến hiện nay
Hiện nay có 3 kỹ thuật cấy ghép xương hàm trong cấy ghép răng Implant. Tuỳ vào tình trạng răng của mỗi khách hàng mà các Bác sĩ sẽ đưa ra kỹ thuật phù hợp nhất.
Ghép xương nhân tạo
Thành phần chính của xương nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong cấy ghép xương hàm hiện nay là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, gần giống với xương tự nhiên. Phần xương nhân tạo này sẽ được các Bác sĩ đặt trực tiếp vào vùng xương hàm bị tiêu. Sau đó sẽ phủ lên trên bằng một loại màng đặc biệt giúp cố định lớp xương bên dưới, tăng tính ổn định cho vùng xương hàm được cấy ghép.
Ghép xương tự thân
Đây là quá trình ghép xương được lấy từ chính cơ thể của chúng ta, có thể là xương cằm, xương chậu,… để ghép vào xương hàm. Kỹ thuật ghép xương này thường có tỉ lệ thành công cao vì có tính tương thích cao với cơ thể.
Nong xương – chẻ xương
Kỹ thuật nong, chẻ xương thường được áp dụng trong các trường hợp xương hàm đủ chiều cao nhưng hẹp chiều rộng. Nếu khoan đặt trụ răng Implant sẽ không đảm bảo chiều dày của bản xương. Với kỹ thuật này, các Bác sĩ sẽ tiến hành cắt phần đỉnh sống làm nhọn, để lại phần xương có chiều rộng khoảng 4-5mm. Sau đó, sẽ sử dụng đầu siêu âm chẻ một đường dài và dần nong rộng vùng xương đặt trụ răng Implant.
Kết luận
Cấy ghép xương hàm không chỉ giúp khắc phục những vấn đề về tiêu xương do mất răng lâu năm mà còn là cơ sở để răng Implant có thể tích hợp một cách ổn định và bền vững trên xương hàm. Chính vì thế, quyết định về việc cấy ghép xương hàm trong cấy ghép răng Implant là một quyết định cực kỳ quan trọng. Cần được nghiên cứu thật chính xác dựa trên tình trạng xương hàm của mỗi khách hàng trước khi tiến hành cấy ghép răng Implant. Điều quan trọng là các bạn cần lựa chọn một Trung tâm Nha Khoa thật uy tín, chất lượng, nơi có các Bác sĩ chuyên môn cao cùng với các thiết bị tiên tiến để thực hiện quá trình cấy ghép răng Implant của mình diễn ra thành công nhất nhé.
NHA KHOA VIỆT ĐỨC – VÌ NỤ CƯỜI RẠNG RỠ CỦA BẠN
Đội ngũ Bác sĩ 100% nhiều năm kinh nghiệm – được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.
Địa chỉ: Cơ sở 1: 92A Yên Bái – Hải Châu và Cơ sở 2: 150 Ông Ích Đường – Cẩm Lệ
Liên hệ: 0905 826 526
Website: https://nhakhoavietducdn.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavietducdn
Kênh Youtube: Nha Khoa Việt Đức